Tại sao nói Giá trị hàng hóa là một phạm trù của lịch sử?

hum bữa cô giáo có cho vài câu hỏi . bí quá nên ai có thể giúp mình với, trả lời ngắn gọn thôi nhé cám ơn nhiều

Comments

  • Violet không phải là một triết gia, cũng không phải là một nhà kinh tế chính trị học.

    Violet hiểu thế nào, trao đổi như thế đấy cho bạn nhé.

    Hàng hóa bao gồm : Giá trị & giá trị sử dụng.

    Ở đây ta chỉ đề cập tới giá trị hàng hóa.

    Giá trị hàng hóa được thể hiện dưới dạng tiền tệ.

    Khi đồng tiền chưa ra đời.

    Sự lưu thông hàng hóa là : Hàng đổi hàng.

    Ví dụ :

    Tôi có con cừu nhưng cần con heo, sẽ đổi cho anh có con heo cần con cừu...

    Lúc này hàng hóa chỉ có giá trị sử dụng....

    Khi đồng tiền ra đời ...Người ta lấy tiền mua hàng hóa

    Thì hàng hóa vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng.

    Theo sự tiến hóa của xã hội loài người tới -> CNCS ....

    (Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu)...

    Thì hàng hóa cũng mất luôn giá trị, chỉ còn giá trị sử dụng.

    Vì vậy nói giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử.

    Nó ra đời, tồn tại & mất đi trong một điều kiện lịch sử nhất định.

    Tạm biệt nhé.

  • Thuộc phạm trù lịch sử có nghĩa là sự ra đời phát triển và tồn tại của nó xảy ra trong điều kiện lịch sử nhất định. Mà gía trị hàng hoá được biểu hiện qua giá trị trao đổi:

    Nếu hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không thể là công dụng, vì công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh với nhau trong khi trao đổi, đó là các hàng hóa đều là các sản phẩm của lao động. Cơ sở cho hai hàng hoá trao đổi được với nhau là lao động xã hội hao phí vào việc sản xuất ra những hàng hóa đó ( giá trị hàng hoá)

    Giá trị hàng hoá là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. . Nó là một phạm trù lịch sử.

Sign In or Register to comment.